Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

25122017-Cho thuê xe 35 chỗ đi Đền Trần - Nam Định - cần thuê xe du lịch tại hà nội

Cho thuê xe 35 chỗ đi Đền Trần - Nam Định - cần thuê xe Du lịch giá rẻ

Khu di tích Đền Trần (Nam Định) thuộc phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định – Nơi thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Đền Trần có tất thảy 3 công trình kiến trúc chính, gồm: đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Đặc biệt nơi đây còn nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân thu hút đông đảo người dân cùng du khách thập phương thuê xe đi lễ hội Đền Trần nhằm tri ân, tưởng nhớ công đức các vua Trần và hơn hết là cầu mong những điều bình an, sức khỏe, may mắn, tốt đẹp. Bạn đang có nhu cầu thuê xe đi Đền Trần Nam Định? hãy đến ngay với dịch vụ Cho thuê xe 35 chỗ đi Đền Trần - Nam Định của chúng tôi.

 

Đến với dịch vụ Cho thuê xe 35 chỗ Huyndai Aero Town của chúng tôi, Quý khách có thể thoải mái chon lựa cho chuyến đi của mình một chiếc xe đời mới với giá thuê xe rẻ nhất tại Hà Nội. Với uy tín và sự chuyên nghiệp, 15 năm qua chúng tôi luôn cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ cho thuê xe tốt nhất, giá rẻ nhất đảm bảo làm hài lòng quý khách.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch theo mọi lịch trình và yêu cầu của quý khách. Quý khách có thể thuê xe đi du lịch, đi công tác, đón tiễn sân bay, cưới hỏi hoặc thuê xe theo tháng dài hạn. Chúng tôi cam kết đáp ứng được mọi yêu cầu của quý khách, dù là khó khăn nhất.

Công ty chúng tôi có đội ngũ lái xe được đào tạo chuyên nghiệp, chuyên phục vụ các công ty, tập đoàn lớn trong nước, luôn luôn nhiệt tình chu đáo. Bởi vậy chất lượng dịch vụ của công ty chúng tôi chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn khi sử dụng dịch vụ cho thuê xe của chúng tôi.

cho-thue-xe-35-cho-di-den-tran-nam-dinh-23121712

Du xuân vãn cảnh Đền Trần:

Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đền Trần Nam Định gồm 3 công trình kiến trúc chính, là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu, đền Trần có 3 đền chính là đền Thiên Trừng, đền Cố Trạch, đền Trung Hoa.

Đền Thiên Trường

Đây là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần, đền nằm vị trí chính gữa bên phải là đền đền Cố Trạch bên trái là đền Trùng Hoa. Đền được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc.

Đền Trần hiện nay được người dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm. Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13m. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần.


 

Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế. Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông) và các phu nhân chính của họ ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải. Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, quan võ...

Đền Cố Trạch

Thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo bia Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kí, thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương).

Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo (đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa). Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn.


 

Bên phải đặt bài vị của các quan võ. Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần. Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần. Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ, 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái.

Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa mới được Chính phủ và tỉnh Nam Định xây dựng mới từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa-nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có nhiều pho tượng bằng đồng của các hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

Nếu như du khách có thời gian ở lại để tham dự lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội được mở đầu bằng Lễ khai ấn từ giờ Tý (từ 23 ngày 14 tháng Giêng đến 1h ngày 15).


 

Lễ khai ấn Đền Trần là một tập tục có từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 thì được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.

Lễ khai ấn đền Trần là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược; được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”.

Nghi lễ khai ấn với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần “Tích phúc vô cương”; cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ, lao động, sản xuất hăng say, học tập, công tác tốt. Trải qua nhiều năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và phát triển và trở thành một trong những tập tục đẹp, một nét văn hóa đẹp trong những ngày đầu năm mới của người Việt được gìn giữ lâu đời.


 

>> Xem thêm bài viết Cho thuê xe đi Đền Trần - Nam Định

Trước khi lễ khai ấn được tổ chức, vào ngày mùng 2 tháng Giêng, Ban quản lý Khu di tích đền Trần thực hiện nghi lễ xin mở ấn để in các lá ấn phục vụ lễ khai ấn. Nội dung lá ấn bao gồm các chữ: “Trần triều điển cố – tích phúc vô cương”’. Đến 22h ngày 14 tháng Giêng, lễ khai ấn được bắt đầu với nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Sau khi lễ khai ấn được thực hiện bởi 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng) kết thúc, khách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài.

Hãy đến với chúng tôi - địa chỉ uy tín để bạn có thể an tâm khi lựa chọn các dòng xe du lịch chất lượng với giá rẻ và hợp đồng rõ ràng. Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: Số 68/299 Hoàng Mai, P.Hoàng Văn Thụ, Q,Hoàng Mai, Hà Nội hoặc gọi đến số Hotline: 0964.955.519 / 0167 337 3333.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét